Saturday, September 14, 2013

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu khoa học


Việc làm một bài luận văn, một báo cáo hay gần nhất là một tiểu luận....đối với các sinh viên dường như đã quá đỗi quen thuộc. Nhưng làm đúng làm đủ để đáp ứng các yêu cầu về chất cũng như lượng của bài viết là một vấn đề rất lo ngại.

Đi theo tâm lý của người chấm bài, đập vào mắt họ sẽ là hình thức, trang bài, bố cục bìa....Tiếp theo là họ xem các phần yêu cầu của một bài luận văn có đủ không, rồi lật tới mục lục coi trình bày của bài...Nói chung là cũng luẩn quẩn hình thức trước tiên đã rồi mới đánh giá về nội dung.

Như vậy, trước khi có một nội dung chuẩn, bạn phải xác lập được cái sườn của nó, đó chính là cơ sở để bạn trình bày quan điểm của mình. Hôm nay Phạm Lộc Blog sẽ hướng dẫn các bạn cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học, một báo cáo, một luận văn, tiểu luận. 

Nguồn: tham khảo tùm lum ^^



CẤU TRÚC CHUNG

Tên đề tài

Tên tác giả

Mục lục

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục




ĐI SÂU TỪNG PHẦN

Tên đề tài

- Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết
- Không nên ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu
- Nên bắt đầu tên đề tài bằng danh động từ. Ví dụ: nghiên cứu, triển khai, áp dụng, xây dựng, soạn thảo...
______________________________________________________________________________

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

- Trả lời câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu vấn đề này?
Khách quan: Lý luận và thực tiễn
Chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, hứng thú, trách nhiệm của tác giả khi nghiên cứu vấn đề đó
- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1. Mục đích nghiên cứu

- Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? Nhằm vào việc gì? Để phục vụ cho điều gì?
- Đây là cái đích mà đề tài nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.
- Là bản chất của sự vật, hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cái gì?
- Là những hiện tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
b. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu ai?
- Những cá nhân, nhóm xã hội chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu

4. Giả thuyết nghiên cứu

- Giả định về kết quả của vấn đề nghiên cứu
- Giả thuyết có thể coi là những dự đoán có căn cứ khoa học về những đặc điểm, bản chất, mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu hay dự đoán về kết quả nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định. Hướng đến giải quyết những công việc cụ thể và là thành phần của mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận
- Nghiên cứu thực tiễn: phù hợp với nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài
- Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện

6. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra (phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra...)
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (nghiên cứu bài tập, bài kiểm tra của học sinh...)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp phân tích tổng hợp

7. Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
Xác định một cách rõ ràng hơn về đối tượng, khách thể, địa bàn, thời gian nghiên cứu (giới hạn lại)
______________________________________________________________________________

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.3 Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu

2.1 Khảo sát thực trạng
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, cấu trúc bảng hỏi
- Triển khai điều tra như thế nào, xử lý thống kê như thế nào
- Mẫu nghiên cứu
2.2 Nguyên nhân của thực trạng
2.3 Giải pháp thực hiện

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Tiến hành thực nghiệm
3.2 So sánh kết quả thực nghiệm
3.3 Đưa ra nhận định đánh giá
______________________________________________________________________________

Kết luận và khuyến nghị

- Tóm tắt nội dung
- Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn
- Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài
______________________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài
- Tên tác giả, tên tài liệu (chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản, trang
Ví dụ: TS. Phạm Lộc, Đơn giản bởi vì  nó không phức tạp, NXB PLB, 2013, Trang 1208
- Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước
______________________________________________________________________________

Phụ lục

- Mục đích của mục lục là lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu
- Nếu tác giả thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại




CHÚC CÁC BẠN  THÀNH CÔNG!

No comments:

Post a Comment