MỞ ĐẦU
Tự do kinh doanh không chỉ là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 57 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh trước hết thể hiện ở quyền thành lập doanh nghiệp. Cần làm gì để quyền tự do được đảm bảo trên thực tế luôn là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Để thực hiện chủ trương này ngày 21-12-1990 Quốc Hội đã thông qua Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nhằm khẳng định và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Đến năm 1999 trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng hai đạo luật trên Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp ra đời có hiệu lực từ ngày 01-1-2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) đã trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế, sinh viên và những ai quan tâm đến kinh doanh dưới nhiều vấn đề và góc độ khác nhau. Là những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, việc nghiên cứu Luật Doanh nghiệp trong đó vấn đề đăng ký kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ những cơ sở nhận thức trên chúng em đã quyết định chọn chủ đề “Đăng ký doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại...Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật.
Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp.
Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại...Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật.
Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp.
No comments:
Post a Comment