Saturday, August 31, 2013

PowerPoint: Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức


SƠ LƯỢC


Ngày nay, đứng trước xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập của nền kinh tế quốc gia, khu vực đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ bị canh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Khác với trước đây, các quốc gia cũng như các doanh nghiệp không thể dựa vào các hàng rào thuế quan và các rào cản kỹ thuật riêng để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, càng gặp khó khăn hơn nếu chúng ta áp dụng chính sách cạnh tranh về giá sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao khi mà đời sống của người dân ngày càng tăng lên, lúc đó họ sẽ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đủ sức cạnh tranh để tồn tại trên thị trường không còn ảnh hưởng nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Và bây giờ chất lượng là một tiêu chí đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của họ. Càng quan trọng hơn nữa đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, chất lượng vừa là một đòi hỏi khách quan, là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược và cũng là phương tiện căn bản để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội đúng hướng, vững chắc, đạt hiệu quả cao và hội nhập thị trường quốc tế.

Như chúng ta được biết, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đồng thời là thành viên của ASEAN và tham gia vào một số hiệp định tự do thương mại (FTA) và các hiệp định, điều ước quốc tế về thương mại khác. Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đến từ những nước phát triển. Không những các doanh nghiệp phải chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của hàng hoá nhập khẩu về chất lượng, giá cả, dịch vụ. Vậy nên, các nhà quản trị coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại, sự thành công của doanh nghiệp, đó cũng là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Nhà nước và các doanh nghiệp cũng đã nhận ra tầm quan trọng của chất lượng và đưa chất lượng vào nội dung quản lý, điều này còn giúp các doanh nghiệp đứng vững trong thời buổi cạnh tranh cũng như thu hút được một lượng lớn khách hàng. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ. Trong khi đó, một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các doanh nghiệp nước ta hiện nay là vấn đề quản lý chất lượng. Vì vậy, đổi mới công tác quản lý chất lượng, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, phát huy tính sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thức cũng như nguồn kinh phí đầu tư vào vấn đề chất lượng còn rất hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 7 đã chọn đề tài “Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức” làm đề tài học tập và nghiên cứu.

Việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng đồng bộ (Total Quality Management – TQM) này sẽ làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm việc cũ nhằm tạo ra một phong cách hoàn toàn mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Điều đó là nền móng cho doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, góp phần tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới.




PREVIEW




DOWNLOAD



PowerPoint: Việt Nam gia nhập WTO


SƠ LƯỢC


Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo nên những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải cách kinh tế nước nhà. Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, hiệp ước quốc tế như Hiệp định song phương với Hoa Kì, gia nhập ASEAN (1995), gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC (11/1998),… và quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Sau khi gia nhập WTO, kinh tế nước ta ngày càng có những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện. Để nhận thấy rõ hơn những đổi thay của nước ta trong những năm qua sau khi hội nhập với thế giới, nhóm ECO đã chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “Việt Nam gia nhập WTO”, sau đó trình bày thành tập tiểu luận với nội dung gói gọn trong 25 trang.

Cách đây 5 năm ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và từ tháng 1/2007, Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên và các cam kết gia nhập. Đó là một thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì đàm phán và chuẩn bị, là một mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, bởi vì từ thời điểm này Việt Nam mới thực sự tham gia vào một sân chơi lớn có quy mô toàn cầu và qua đó Việt Nam có thể khai thác được nhiều lợi ích và cơ hội cho phát triển, tránh bị gạt ra bên lề dòng chảy tiến bộ chung của nhân loại. Cũng bắt đầu từ đây, nền kinh tế và thị trường Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận gắn bó chặt chẽ với kinh tế và thị trường thế giới. Điều này cũng có nghĩa rằng bên cạnh việc hưởng lợi và những cơ hội tốt cho phát triển, Việt Nam cũng đồng thời chịu nhiều tác động trái chiều và thách thức phải vượt qua sau khi gia nhập WTO. Bài tiểu luận này đề cập đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO, những phát  triển tích cực và những mặt hạn chế, khó khăn chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO, qua đó có thể phần nào thấy được tác động của việc gia nhập WTO nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tiến hành những năm qua. Sở dĩ như vậy là vì chúng  ta vừa gia nhập WTO một khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi để có thể xem xét và đánh giá một cách đầy đủ về tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Sau đây là những điều ECO chúng tôi tìm hiểu được.





PREVIEW




DOWNLOAD



Tuesday, August 27, 2013

Tiểu luận: Việt Nam gia nhập WTO


MỞ ĐẦU


Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã góp phần tạo nên những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải cách kinh tế nước nhà. Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, hiệp ước quốc tế như Hiệp định song phương với Hoa Kì, gia nhập ASEAN (1995), gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC (11/1998),… và quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Sau khi gia nhập WTO, kinh tế nước ta ngày càng có những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện. Để nhận thấy rõ hơn những đổi thay của nước ta trong những năm qua sau khi hội nhập với thế giới, nhóm ECO đã chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “Việt Nam gia nhập WTO”, sau đó trình bày thành tập tiểu luận với nội dung gói gọn trong 25 trang.

Cách đây 5 năm ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và từ tháng 1/2007, Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên và các cam kết gia nhập. Đó là một thành công lớn sau hơn 11 năm kiên trì đàm phán và chuẩn bị, là một mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, bởi vì từ thời điểm này Việt Nam mới thực sự tham gia vào một sân chơi lớn có quy mô toàn cầu và qua đó Việt Nam có thể khai thác được nhiều lợi ích và cơ hội cho phát triển, tránh bị gạt ra bên lề dòng chảy tiến bộ chung của nhân loại. Cũng bắt đầu từ đây, nền kinh tế và thị trường Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận gắn bó chặt chẽ với kinh tế và thị trường thế giới. Điều này cũng có nghĩa rằng bên cạnh việc hưởng lợi và những cơ hội tốt cho phát triển, Việt Nam cũng đồng thời chịu nhiều tác động trái chiều và thách thức phải vượt qua sau khi gia nhập WTO. Bài tiểu luận này đề cập đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO, những phát  triển tích cực và những mặt hạn chế, khó khăn chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO, qua đó có thể phần nào thấy được tác động của việc gia nhập WTO nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam tiến hành những năm qua. Sở dĩ như vậy là vì chúng  ta vừa gia nhập WTO một khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi để có thể xem xét và đánh giá một cách đầy đủ về tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Sau đây là những điều ECO chúng tôi tìm hiểu được.





PREVIEW





DOWNLOAD




 



Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng


MỞ ĐẦU


Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng. Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất.

Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức, đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải là đạo đức, văn minh”, cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức – tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước và hiếu với dân.

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu – một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.





PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức


MỞ ĐẦU


Ngày nay, đứng trước xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập của nền kinh tế quốc gia, khu vực đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ bị canh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Khác với trước đây, các quốc gia cũng như các doanh nghiệp không thể dựa vào các hàng rào thuế quan và các rào cản kỹ thuật riêng để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, càng gặp khó khăn hơn nếu chúng ta áp dụng chính sách cạnh tranh về giá sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao khi mà đời sống của người dân ngày càng tăng lên, lúc đó họ sẽ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đủ sức cạnh tranh để tồn tại trên thị trường không còn ảnh hưởng nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Và bây giờ chất lượng là một tiêu chí đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của họ. Càng quan trọng hơn nữa đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, chất lượng vừa là một đòi hỏi khách quan, là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược và cũng là phương tiện căn bản để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội đúng hướng, vững chắc, đạt hiệu quả cao và hội nhập thị trường quốc tế.

Như chúng ta được biết, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đồng thời là thành viên của ASEAN và tham gia vào một số hiệp định tự do thương mại (FTA) và các hiệp định, điều ước quốc tế về thương mại khác. Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đến từ những nước phát triển. Không những các doanh nghiệp phải chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của hàng hoá nhập khẩu về chất lượng, giá cả, dịch vụ. Vậy nên, các nhà quản trị coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại, sự thành công của doanh nghiệp, đó cũng là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Nhà nước và các doanh nghiệp cũng đã nhận ra tầm quan trọng của chất lượng và đưa chất lượng vào nội dung quản lý, điều này còn giúp các doanh nghiệp đứng vững trong thời buổi cạnh tranh cũng như thu hút được một lượng lớn khách hàng. Ngày nay, hầu hết các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đều mong mỏi được cung cấp những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ. Trong khi đó, một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các doanh nghiệp nước ta hiện nay là vấn đề quản lý chất lượng. Vì vậy, đổi mới công tác quản lý chất lượng, đặc biệt là việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, phát huy tính sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thức cũng như nguồn kinh phí đầu tư vào vấn đề chất lượng còn rất hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 7 đã chọn đề tài “Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức” làm đề tài học tập và nghiên cứu.

Việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng đồng bộ (Total Quality Management – TQM) này sẽ làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm việc cũ nhằm tạo ra một phong cách hoàn toàn mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Điều đó là nền móng cho doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, góp phần tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới.




PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Tìm hiểu bộ sách nguyên lý 80 - 20


MỞ ĐẦU


Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với con người ngày càng cao, cả trong công việc lẫn cuộc sống. Nhu cầu học hỏi cách sống, cách làm việc được chú ý đến, và sau đó, những quyển sách viết về đề tài học làm người, làm giàu được bạn đọc khắp nơi đón nhận và dường như không thể thiếu trong tủ sách của mỗi gia đình, bởi tính chất phù hợp với nhiều lứa tuổi - cho cả thanh niên mới lớn lẫn người trung niên, những người có nhu cầu học hỏi và muốn bổ sung thêm kiến thức để trở thành những người thành đạt hay những kinh nghiệm sống cho bản thân để trở thành một người thật sự có ích. Và tiêu biểu trong loạt sách đó,  “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie là quyển sách dạy cách đối nhân xử thế được một lượng lớn đọc giả đón nhận và không ngớt lời ngợi khen vì những hiệu quả mà “Đắc nhân tâm” đã đem đến cho cuộc sống của họ. Cũng nằm trong cùng thể loại đó, bộ ba quyển sách nguyên lí 80/20 gồm “Nguyên lí 80/20, Con người 80/20, Sống theo nguyên lí 80/20” của Richard Koch cũng đã đem đến cho đọc giả một cách nhìn nhận cuộc sống khác hơn, và hướng họ đến sự thành công và hạnh phúc dễ dàng hơn mà lại hành động ít hơn! Richard Koch đã phân tích rõ ràng cụ thể nguyên lí 80/20 hay còn gọi là nguyên lí Pareto, hướng dẫn đọc giả cách sống một cách hiệu quả theo nguyên lí 80/20, “làm ít lại, thu và “thụ” nhiều hơn”. Nghe qua tưởng chừng như đang đùa, nhưng nguyên lí 80/20 đã chứng minh được rằng: chúng ta có thể! Những quyển sách này lại vô cùng hữu ích cho sinh viên ngành quản trị chúng tôi, giúp chúng tôi bổ sung những điều cần thiết vào hành trang của mình, cả kiến thức lẫn kinh nghiệm, để có thể vững bước khi vào đời, chạm chân vào nền kinh tế mới - một nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, ở đó "quy luật đào thải" thực sự mạnh, bạn chỉ có thể tồn tại khi bạn thực sự có năng lực và có đủ kinh nghiệm để vượt qua thách thức. Nhận thấy lợi ích đó, nhóm đã chọn những quyển sách này làm cơ sở cho bài tiểu luận Quản trị học, đồng thời đây cũng là cơ hội để nhóm kiểm nghiệm, vận dụng những kiến thức có được vào thực tiễn cuộc sống.

Nhóm xin gởi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn, cô Trần Thị Huế Chi, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm thực hiện thành công đề tài này.   





PREVIEW




DOWNLOAD




 

Tiểu luận: Thị trường tiền tệ Việt Nam


MỞ ĐẦU


Ở mỗi quốc gia, thị trường tiền tệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, nhằm đảm bảo yêu cầu hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, đời sống xã hội của các tổ chức và cá nhân.

Dù trong giai đoạn hoàn thiện nhưng thị trường tiền tệ nước ta vẫn chưa thực sự phát triển so với các nước bạn. Chúng ta vẫn còn quá non trẻ, gặp nhiều bất cập và rất cần sự đẩy nhanh quá trình hoàn thiện để phát triển.
Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, hạn chế của thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra những mục tiêu, định hướng đúng đắn cho những năm tới là vô cùng quan trọng, vì chúng ta đang trên đà hội nhập với thế giới, vẫn đang tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của đề tài này, nhóm ECO đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và  trình bày thành tập tiểu luận môn Tài chính - tiền tệ với chủ đề “Thị trường tiền tệ Việt Nam”, cung cấp những thông tin trong phạm vi nghiên cứu của nhóm.

Vì đây là một đề tài rất quan trọng, phạm vi nghiên cứu sâu rộng nhưng kiến thức trên lý thuyết cũng như thực tế của nhóm trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, nên khó có thể tránh khỏi những sai sót trong khi làm cũng như trong việc đưa ra một số ý kiến đánh giá một cách chủ quan. Nhóm mong nhận được ý kiến đánh giá, góp ý của giảng viên bộ môn, giúp nhóm rút kinh nghiệm và cố gắng hơn trong những đề tài sau giảm dần những sai sót. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy đã tạo điều kiện để nhóm tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này! 




PREVIEW




DOWNLOAD




 

Tiểu luận: Sự hài lòng của sinh viên về đặc trưng giao tiếp của giáo vụ khoa


MỞ ĐẦU


Để tồn tại và phát triển mỗi người không thể sống một mình, tách khỏi gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng người mà phải gia nhập vào các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại với nhau… Sự giao tiếp giữa con người với con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách cũng như trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt hơn nó có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Thông qua giao tiếp với cấp dưới, chủ thể lãnh đạo, quản lý thu thập được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, xử lý các thông tin, trên cơ sở đó ra các quyết định; lên kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện quyết định phù hợp với thực tiễn mang lại tính khả thi của các quyết định. Thông qua giao tiếp với đối tượng quản lý mà chủ thể quản lý xây dựng các mối quan hệ với người khác, với tập thể, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, góp phần hoàn thiện nhân cách, nâng cao uy tín, phong cách người lãnh đạo. Đồng thời qua đó còn hình thành kĩ năng kĩ xảo, nghệ thuật ứng xử trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Trong trường học cũng vậy, nhà trường là doanh nghiệp, sinh viên là khách hàng. Hoạt động giao tiếp giữa hai đối tượng được thực hiện một cách hiệu quả sẽ mang lại sự gắn bó, thân thiết và tin tưởng nhau hơn. Hoạt động giao tiếp của  giáo vụ khoa là một đại diện cho quan hệ giao tiếp giữa những người quản lý của trường đối với sinh viên bởi giáo vụ khoa là những người tiếp xúc trực tiếp, và là cấp tiếp nhận vấn đề của sinh viên sớm nhất để xem xét trình bày với Ban Lãnh đạo trường. 
Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giao tiếp giữa giáo vụ khoa trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh   đối với sinh viên, để từ đó, hướng tới việc cải thiện và nâng cao tính hiệu quả trong giao tiếp giữa hai đối tượng, tôi đã chọn đề tài “Sự hài lòng của sinh viên về đặc trưng giao tiếp của giáo vụ khoa trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài tiểu luận môn Giao tiếp kinh doanh.





PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định trên Eview


MỞ ĐẦU


Kinh tế lượng là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn khoa học kinh tế giao thoa giữa thống kê học và toán kinh tế; hiểu theo nghĩa hẹp, là ứng dụng toán, đặc biệt là các phương pháp thống kế vào kinh tế. Hai mục đích chính của kinh tế lượng là: kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế bằng cách xây dựng các mô hình kinh tế (mà có khả năng kiểm định được) và chạy mô hình để kiểm tra các mô hình đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ định lý thuyết kinh tế. Và Eview là một công cụ “chuyên gia” có ưu điểm chính là có thể cho chúng ta kết quả nhanh chóng khi tiến hành ước lượng, phân tích hồi quy cho các mô hình kinh tế.

Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn, vấn đề lương và tăng lương cho công nhân đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Nhiều ý kiến, quan điểm được đề xuất nhằm cải thiện tình hình nhưng tới nay, vấn đề điều chỉnh mức lương vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn và bất cập. Lương thấp, chế độ chưa thỏa đáng, sự trì trệ trong việc trả lương của các doanh nghiệp khiến công nhân liên tục “nhảy việc” để tìm kiếm lương cao nhưng thực tế tình trạng này đang gây ra không ít khó khăn cho chính bản thân những công nhân này, những doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý.

Đề tài tiểu luận số 39: Phân tích mô hình và dự báo mức lương hàng tháng của công nhân với biến phụ thuộc WAGE và các biến giải thích MAINT, EXPER, GENDER, CRAFTS, CLERICAL là một đề tài rất hay và mang tính thực tế. Sử dụng phần mềm Eview 6, qua các bước đặt ra các giả thiết liên quan, thiết lập mô hình, ước lượng tham số của mô hình, từ đó đánh giá sự phù hợp hay không của mô hình để đi tới quyết định áp dụng nó vào dự báo thực tế…

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, cả về hình thức cũng như nội dung của bài tiểu luận, mong thầy thông cảm và góp ý để em có thể rút kinh nghiệm làm tốt hơn những bài tiểu luận về sau. Một lần nữa, em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới thầy – ThS. Đinh Kiệm.




PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp


MỞ ĐẦU


Thế Giới đang chuyển mình từng giây, nền kinh tế toàn cầu đang phát triển với tốc độ như một cơn lốc, tạo nên một cuộc chơi mà ở đó người chơi bắt buộc là tất cả các quốc gia trên Thế Giới. Nếu bạn không nắm bắt được nguyên tắc của trò chơi, bạn không có chiến lược thay đổi để thích ứng, bạn sẽ bị đào thải, đó là quy luật.

Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường buộc các tổ chức muốn tồn tại và phát triển phải cải tổ tổ chức của mình theo định hướng tinh giảm, gọn nhẹ năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị hay việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi loại hình tổ chức.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa (đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO cuối năm 2006), chính vì vậy việc đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế nước nhà.

Đối với một doanh nghiệp, việc sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu bởi lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng “Sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất?” lại là câu hỏi lớn cần phải trả lời cho từng doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và đem lại hiệu quả là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Hơn thế nữa, nắm bắt được đặc điểm của nguồn lao động trong tổ chức sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện những kế hoạch, những mục tiêu sẽ dễ dàng hơn. 





PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam


MỞ ĐẦU


Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Trong xu thế ấy, sự đổi mới để thích nghi luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu của các quốc gia. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, công cuộc cải cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Đứng trước tình hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển, hội nhập một cách tích cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của các quốc gia đi trước.

Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất nước được mệnh danh “xứ sở hoa Anh Đào” là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90 của thế kỷ 20 khiến cho cả thế giới khâm phục. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều quốc gia đang phát triển. Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã học hỏi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số quốc gia đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế – xã hội.

Chính vì vậy việc phân tích, học hỏi những chính sách, chiến lược mà chính phủ Nhật Bản đã áp dụng để so sánh với thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam là một việc rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã hội.





PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Lãng phí thời gian - Nguyên nhân và cách khắc phục


MỞ ĐẦU


“Thời gian là vàng” - câu nói luôn đúng với mọi thời đại, thậm chí, nó còn quý hơn vàng rất nhiều lần. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, con người đang cố gắng chạy đua với thời gian…Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới việc sử dụng quỹ thời gian vốn có của mỗi người. Mọi thứ dường như đang chuyển động nhanh dần và nhanh dần lên, hối hả và gấp gáp.

Con người chúng ta nói về thời gian theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta phí phạm thời gian cũng như chúng ta tiêu phí sản phẩm hàng hóa vậy. Thời gian mỗi khi mất đi không bao giờ lấy lại được. Mọi người trong chúng ta đều có khoảng thời gian giống nhau nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng nó. Và cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến mỗi ngày có 24 giờ, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày  thì không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng thời gian hiệu quả.

Có người thấy 24 giờ một ngày thật dài, có người lại thấy nó thật ngắn ngủi không đủ cho họ hoạt động, luôn luôn than phiền mình thiếu thời gian, và ước rằng một ngày có nhiều hơn 24 giờ. Vậy sử sụng thời gian thế nào để thật sự tiết kiệm và đem lại hiệu quả? Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết khi việc đánh mất thời gian, tình trạng lãng phí thời gian vẫn đang diễn ra hàng ngày, thời gian cứ lướt qua trước mắt chúng ta mà chúng ta không hề nhận thức được. Sự vô hình của thời gian vô tình làm chúng ta quên đi sự tồn tại của nó, và khi đó việc đánh mất hay lãng phí nó là lẽ tất nhiên nếu chúng ta không thấu hiểu được vấn đề, không thấu hiểu được quy luật hoạt động của thời gian để đưa ra cách thức sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.

Khi sự tất bật, nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại như hối thúc mỗi chúng ta từng phút từng giờ vận động liên tục không ngừng, khi việc sử dụng thời gian một cách hợp lý được đánh giá cao hơn bao giờ hết thì bên cạnh, tình trạng “lãng phí thời gian” đang rất nổi trội, không chỉ lãng phí thời gian trong cuộc sống thường ngày mà việc lãng phí thời gian nơi công sở cũng trở thành phổ biến trong hầu hết các văn phòng. Vậy, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này, thực trạng lãng phí thời gian hiện nay ra sao và làm cách nào để hạn chế việc lãng phí thời gian ấy?

Để trả lời những câu hỏi trên, cũng như bản thân muốn đi sâu vào tìm hiểu tình trạng lãng phí thời gian hiện nay, nhóm ECO đã chọn “Lãng phí thời gian - nguyên nhân và cách khắc phục” làm đề tài học tập, nghiên cứu. Mục tiêu hướng tới là giúp tất cả mọi người cũng như giúp chính bản thân nhóm xác định xem mình đã lãng phí thời gian như thế nào và cách thức để hạn chế từng nguyên nhân đó để làm việc, học tập và sinh hoạt đạt hiệu quả cao nhất với sự phân phối thời gian hợp lý không gây lãng phí món hàng “quý giá hơn vàng” này.




PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Đăng ký kinh doanh


MỞ ĐẦU


Tự do kinh doanh không chỉ là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 57 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh trước hết thể hiện ở quyền thành lập doanh nghiệp. Cần làm gì để quyền tự do được đảm bảo trên thực tế luôn là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Để thực hiện chủ trương này ngày 21-12-1990 Quốc Hội đã thông qua Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nhằm khẳng định và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Đến năm 1999 trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng hai đạo luật trên Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp ra đời có hiệu lực từ ngày 01-1-2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) đã trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế, sinh viên và những ai quan tâm đến kinh doanh dưới nhiều vấn đề và góc độ khác nhau. Là những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, việc nghiên cứu Luật Doanh nghiệp trong đó vấn đề đăng ký kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ những cơ sở nhận thức trên chúng em đã quyết định chọn chủ đề “Đăng ký doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.

Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại...Nhưng  dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh,  có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một  " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật.

Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp. 





PREVIEW




DOWNLOAD





Tiểu luận: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không


MỞ ĐẦU


Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ ngàn xưa, chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Chúng ta phải vượt bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay vòng, chiến tranh- hòa bình-chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng nề tàn bạo của giặc Tàu giặc Tây hơn ngàn năm, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. bao lớp cha anh đã kiên cường chống trả, bất khuất hi sinh chẳng tiếc chi xương máu mang về bao chiến công hiển hách, dựng nên trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời.

Trải qua những trận đánh trường kì gian khổ, giành lấy chiến thắng oai hùng chúng ta mới thực sự độc lập thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ Bắc vào Nam, biết bao trận chiến vang dội, nhưng hẳn không ai trong chúng ta không biết đến trận chiến “Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử”, một chiến thắng làm thay đổi cách nhìn của thế giới đối với nước Việt Nam nhỏ nhưng không “nhỏ” này. Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, đang trên tiến trình phát triển và hội nhập, được hưởng những điều kiện sống tốt đẹp hơn những thế hệ cha anh đi trước, những người sinh ra trong thời cuộc loạn lạc, chiến tranh triền miên, cuộc sống gian lao, khó nhọc, nạn đói, mù chữ…thường xuyên đối diện với cái chết bom đạn. Nghĩ lại thấy mình thật may mắn, là những sinh viên khi tiếp xúc với môn đường lối Đảng Cộng Sản, chúng em lại càng hứng thú, muốn biết rõ những đường lối, những sự hi sinh cũng như những điều làm nên chiến thắng quang vinh cho hôm nay hòa bình của cha ông, tầng lớp trẻ chúng em bắt đầu nghiên cứu đi sâu vào các trận chiến, để hiểu sử ta như Bác Hồ đã daỵ: “dân ta phải biết sử ta – cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

“Điện Biên Phủ trên không- mười hai ngày đêm lịch sử” là đề tài nghiên cứu mà nhóm chúng em đã chọn phục vụ nhu cầu mở rộng kiến thức và đó cũng là đề tài tiểu luận mà nhóm đã chọn để hoàn thành nhiệm vụ học tập môn đường lối này.




PREVIEW





DOWNLOAD