Hai khái niệm Phá sản và Giải thể khiến người "không hiểu" ý nghĩa của từng cụm sẽ "hiểu sai" và do đó có những nhận định sai lầm trong đánh giá cũng như nắm bắt vấn đề. Vậy 2 cái này có gì khác nhau, và cái nào tốt, cái nào xấu, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhá:
* Giống nhau:
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của Doanh nghiệp
- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.
* Khác nhau:
+ Lý do:
- Giải thể vì hết thời hạn hoạt động mà không gia hạn thêm,vì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay đơn giản là do quyết định của chủ doanh nghiệp.
- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
+ Thủ tủc pháp lý:
- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao.
- Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính.
- Thời gian giải quyết phá sản dài hơn rất nhiều so với giải thể.
+ Cách thức thanh toán tài sản:
- Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ.
- Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ chức thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
+ Hậu quả:
- Doanh nghiệp giải thể sẽ chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn.
- Doanh nghiệp bị phá sản có thể được mua lại (đổi chủ sở hữu) và vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
+ Thái độ của Nhà nước:
- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới.
- Giám đốc, chủ tịch Hội đồng Quản trị, thành viên hội đồng quản trị của Công ty bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1 đến 3 năm ở bất kỳ Doanh nghiệp nào.
No comments:
Post a Comment