Monday, April 16, 2012

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp?


Hai khái niệm Phá sản và Giải thể khiến người "không hiểu" ý nghĩa của từng cụm sẽ "hiểu sai" và do đó có những nhận định sai lầm trong đánh giá cũng như nắm bắt vấn đề. Vậy 2 cái này có gì khác nhau, và cái nào tốt, cái nào xấu, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhá:


* Giống nhau:

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của Doanh nghiệp
- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

* Khác nhau:

+ Lý do:

- Giải thể vì hết thời hạn hoạt động mà không gia hạn thêm,vì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hay đơn giản là do quyết định của chủ doanh nghiệp.
- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

+ Thủ tủc pháp lý:

- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao.
- Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính.
- Thời gian giải quyết phá sản dài hơn rất nhiều so với giải thể.

+ Cách thức thanh toán tài sản:

- Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ.
- Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ chức thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

+ Hậu quả:

- Doanh nghiệp giải thể sẽ chấm dứt sự tồn tại vĩnh viễn.
- Doanh nghiệp bị phá sản có thể được mua lại (đổi chủ sở hữu) và vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

+ Thái độ của Nhà nước:

- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới.
- Giám đốc, chủ tịch Hội đồng Quản trị, thành viên hội đồng quản trị của Công ty bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1 đến 3 năm ở bất kỳ Doanh nghiệp nào.

Tuesday, April 3, 2012

Cách dùng của ENOUGH , TOO....TO , SO....THAT , SUCH....THAT



Nghĩa của từng cụm này là gần như giống nhau nhưng vị trí cũng như ảnh hưởng của nó đến ngữ pháp trong câu là hoàn toàn khác nhau. Vậy khác nhau ở đây, cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới nha:

1/  Too + adj/adv + (for sb) + To_inf

Các nguyên tắc cần nhớ khi nối câu dùng "too...to"
Cũng giống như enough, too...to có các nguyên tắc sau:
1) Nguyên tắc thứ nhất :
Nếu trước tính từ ,trạng từ có : too ,so ,very , quite ,extremely... thì phải bỏ.
2) Nguyên tắc thứ hai:
Nếu chủ từ hai câu giống nhau thì bỏ phần for sb.
3) Nguyên tắc thứ ba:
Nếu chủ từ câu đầu và túc từ câu sau là một thì phải bỏ túc từ câu sau.
Ex:
a. He is so weak .He can't run.
-> He is too weak to run.
b. The coffee was very hot .I could drink it.
-> The coffee was too hot for me to drink.
( Bỏ it vì it cũng đồng nghĩa với coffee )

2/  Enough

Enough có hai công thức cơ bản :
1) Adj/adv + enough (for sb) to inf
2) Enough + N (for sb ) to inf
Các bạn lưu ý sự khác nhau giữa 2 công thức này là : tính từ ,trạng từ thì đứng trước enough còn danh từ thì đứng sau enough
Ex:
a. He is strong enough to lift the box. (anh ta đủ khỏe để nhấc cái hộp)
-> "Strong" là tính từ nên đứng trước enough.
b. He doesn't drive carefully enough to pass the driving test.
-> "Carefully" là trạng từ nên đứng trước enough.
c. I don't have enough money to buy a car.(tôi không có đủ tiền để mua xe hơi)
-> "Money" là danh từ nên đứng sau enough.
* Nếu chủ từ thực hiện cả 2 hành động (động từ chính và to inf ) là một thì không có phần (for sb), còn nếu là hai đối tượng khác nhau thì đối tượng thực hiện hành động to inf sẽ được thể hiện trong phần for sb
Ex:
- I study well enough to pass the exam.(tôi học giỏi đủ để thi đậu)
-> Trong câu này người thực hiện hành động study là tôi và người pass the exam (thi đậu) cũng là tôi nên không có phần for sb .
- The exercise is not easy for me to do.(bài tập không đủ dễ để tôi có thể làm được )
Chủ từ của is not easy là the exercise ,trong khi đối tượng thực hiện hành động do là tôi không giống nhau nên phải có phần for me
* Khi chủ từ và túc từ của động từ chính và túc từ của to inf là một thì túc từ đó được hiểu nghầm, không viết ra
Ex:
- The exercise is not easy for me to do it.(sai)
- The exercise is not easy for me to do.(đúng)
-> Túc từ của do là it cũng đồng nghĩa với chủ từ The exercise nên không viết ra.
Tóm lại các bạn cần nhớ 3 nguyên tắc sau đây
3 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI NỐI CÂU DÙNG ENOUGH:
1) Nguyên tắc thứ nhất:
Nếu trước tính từ ,trạng từ có : too, so, very, quite ,extremely... Trước danh từ có many, much, a lot of, lots of thì phải bỏ.
He is very intelligent.He can do it.
->He is very intelligent enough to do it (sai)
->He is intelligent enough to do it.(đúng)
He has a lot of money .He can buy a car.
->He has enough a lot of money to buy a car.(sai)
->He has enough money to buy a car.(đúng)
2) Nguyên tắc thứ hai:
Nếu chủ từ hai câu giống nhau thì bỏ phần for sb
Ex:
Tom is strong. He can lift the box.
-> Tom is strong enough for him to lift the box.(sai)
-> Tom is strong enough to lift the box.(đúng)
The weather is fine. Mary and her little brother can go to school.
-> The weather is fine enough to go to school.(sai)
-> The weather is fine enough for Mary and her little brother to go to school.(đúng)
Tuy nhiên nếu chủ từ câu sau có ý chung chung thì cũng có thể bỏ đi.
Ex:
The sun is not warm .We can't live on it.
->The sun is not warm enough to live on.(we ở đây chỉ chung chung, mọi người)
3)  Nguyên tắc thứ ba:
Nếu chủ từ câu đầu và túc từ câu sau là một thì phải bỏ túc từ câu sau
Ex:
The water is quite warm .I can drink it.
-> The water is warm enough for me to drink it.(sai)
-> The water is warm enough for me to drink .(đúng)

3/  So...that (Quá...đến nỗi...)

Công thức :
SO + ADJ/ADV + THAT + clause
- Cách nối câu dùng so...that
+ Trước adj/adv nếu có too, so, very,quite...thì bỏ
+ Nếu có a lot of ,lots of thì phải đổi thành much,many
+ Sau that viết lại toàn bộ mệnh đề
Ex:
He is very strong .He can lift the box.
-> He is so strong that he can lift the box.
He ate a lot of food. He became ill.
-> He ate so much food that he became ill.
He bought lots of books .He didn't know where to put them.
-> He bought so many books that he didn't know where to put them.

4/ Such...that (Quá... đến nỗi… )

Công thức :
SUCH( a/an) + adj + N + THAT + clause
- Cách nối câu dùng such..that
+ Trước adj/adv nếu có too, so, very, quite...thì bỏ
+ Nếu danh từ là số ít hoặc không đếm được thì không dùng (a/an)
+ Nếu sau adj không có danh từ thì lấy danh từ ở đầu câu vào rồi thế đại từ vào chủ từ .
Ex:
He is a very lazy boy. No one likes him.
-> He is such a lazy boy that no one likes him.
The coffee is too hot .I can't drink it.
Sau chữ hot không có danh từ nên phải đem coffee vào, coffee không đếm được nên không dùng a/an.
-> It is such hot coffee that I can't drink it.
Her voice is very soft .Everyone likes her.
->She has such a soft voice that everyone likes her.
+ Nếu trước danh từ có much, many thì phải đổi thành a lot of.
Ex:
He bought many books. He didn't know where to put them.
->  He bought such a lot of books that he didn't know where to put them.
.

Sự khác nhau giữa been và gone


Hai cái từ này. Mình đi học trên lớp mà cả thầy và trò bỏ gần cả tiết học để tranh luận. Cả hai từ này đều được dùng trong quá khứ phân từ để nó về việc đi lại nhưng nghĩa của chúng thì hoàn toàn khác nhau. “Been” có nghĩa là đã từng ở đấy và đi về, còn “gone” có nghĩa là đã đi đến nhưng chưa quay trở lại.
Để hỏi ai đấy đã từng đến đâu chưa, chúng ta dùng mẫu:
Have you ever been to ___________ before ?

( Trước đây, cậu đã từng bao giờ đến _______ ? )

Ví dụ so sánh:
1. My friends have gone to London today.

    -> Các bạn của tôi đến London hôm nay. (và họ vẫn chưa trở về)
  
     My friends have been in London today.

    -> Các bạn của tôi đến London hôm nay. (và họ đã trở về)
2. He has gone to London.

    -> Anh ấy đang ở London. (có thể đang trên đường đi và chưa quay trở về)

3. Has he ever been to London before ?

    -> Anh ấy đã bao giờ ở London chưa?

Cách sử dụng: In spite of, Despite, Although



Đây là một trong những thắc mắc rất nhiều của người học Tiếng Anh, đặc biệt là các học sinh, sinh viên. Cùng chung 1 ý nghĩa nhưng cách sử dụng và cấu trúc ngữ pháp của chúng trong câu là hoàn toàn khác nhau, vậy nó khác nhau thế nào và có mẹo nào để nhớ lâu không??? Có bạn nhá, đọc phía dưới sẽ rõ ngay ý mà  ^^


Nguyên tắc chung cần nhớ là :

Although/ though + mệnh đề
Despite / in spite of + cụm từ


Các công thức biến đổi từ mệnh đề sang cụm từ như sau:

1) Nếu chủ từ 2 mệnh đề giống nhau thì Bỏ chủ từ, động từ thêm ING .
Although Tom got up late, he got to school on time.
=> Despite / in spite of getting up late, Tom got to school on time.
2) Nếu chủ từ là danh từ + be + tính từ. Đem tính từ đặt trước danh từ, bỏ to be
Although the rain is heavy,.......
=> Despite / in spite of the heavy rain, ......
3) Nếu chủ từ là đại từ + be + tính từ Đổi đại từ thành sỡ hửu, đổi tính từ thành danh từ, bỏ be:
Although He was sick,........
=> Despite / in spite of his sickness,.......
4) Nếu chủ từ là đại từ + động từ + trạng từ. Đổi đại từ thành sở hữu, động từ thành danh từ ,trạng từ thành tính từ đặt trước danh từ
Although He behaved impolitely,.....
=> Despite / in spite of his impolite behavior ,.........
5) Nếu câu có dạng : there be + danh từ. Thì bỏ there be
Although there was an accident ,.....
=> Despite / in spite of an accident,......
6) Nếu câu có dạng : It (be) + tính từ về thời tiết.Đổi tính từ thành danh từ thêm the phía trước.
Although it was rainy, .....
=> Despite / in spite of the rain, ……….
Các tính từ và danh từ thường gặp trong mẫu này là:

Foggy => fog ( sương mù)
Snowy => snow (tuyết)
Rainy => rain (mưa)
Stormy => storm ( bão)

7) Nếu câu có dạng: Danh từ + (be) + p.p ( câu bị động).Đổi p.p thành danh từ, thêm the phía trước và of phía sau, danh từ câu trên đem xuống để sau of
Although television was invented, .....
=> Despite / in spite of the invention of television, ………
8) Phương pháp cuối cùng cũng là phương pháp dễ nhất : thêm the fact that trước mệnh đề.
Phương pháp này áp dụng được cho mọi câu mà không cần phân tích xem nó thuộc mẫu này, tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích sử dụng vì suy cho cùng những biến đổi trên đây là rèn luyện cho các em cách sử dụng các cấu trúc câu, do đó nếu câu nào cũng thêm the fact that rồi viết lại hết thì các em sẽ không nâng cao được trình độ. Phương pháp này chỉ áp dụng khi gặp câu quá phức tạp mà không có cách nào biến đổi. Một trường hợp khác mà các em có thể sử dụng nữa là : trong lúc đi thi gặp câu khó mà mình quên cách biển đổi .
Although he behaved impolitely,.....
=> Despite / in spite of the fact that he behaved impolitely,.....
* Note: Các công thức trên đây cũng áp dụng cho biến đổi từ Because -> Because of.