Chào mọi người. Lâu lắm mới quay lại viết bài cho Blog. Thời gian qua mình hơi bận học hành thi cử (thiệt ra là lười) nên ít viết bài trên Blog. Mấy bữa nay có nhiều bạn inbox trên fanpage hỏi về các vấn đề liên quan đến SPSS và phân tích đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng SPSS. Lượt view bài viết SPSS 20 FULL tăng nhanh đáng kể và đứng top trong các bài viết rồi. Chắc là đang thời kỳ ôn thi SPSS với làm nghiên cứu khoa học, tiểu luận, báo cáo nên các vấn đề xoay quanh SPSS được các bạn quan tâm nhiều. Ngủ dậy check kết quả thi môn Quản trị cung ứng, buồn quá nên ngồi viết bài này luôn ^^.
Như tiêu đề đề cập, bài viết này mình sẽ gởi tới các bạn 1 số TUT về việc ứng dụng SPSS trong phân tích đề tài nghiên cứu khoa học. Trình độ và kinh nghiệm của 1 sinh viên năm 3 chẳng là gì nhưng mình rất hy vọng công sức của mình đầu tư vào các TUT này sẽ phần nào giúp các bạn có thêm 1 tài liệu để tham khảo. Mong các bạn ủng hộ mình nhá ^^. Luôn chúc các bạn thành công trong mọi việc cũng như cuộc sống, gần nhất, chúc các bạn hoàn thành bài nghiên cứu khoa học của mình thành công mỹ mãn ...
DỮ LIỆU SỬ DỤNG
(Chọn 1 trong 3 host DRIVE.COM hoặc BOX.COM hoặc MEDIAFIRE.COM để tải)
File tổng hợp thông tin từ khảo sát: Click vào đây để tải về
Bài tiểu luận nghiên cứu đề tài khoa học: Click vào đây để tải về
File tổng hợp thông tin từ khảo sát: Click vào đây để tải về
Bài tiểu luận nghiên cứu đề tài khoa học: Click vào đây để tải về
File tổng hợp thông tin từ khảo sát: Click vào đây để tải về
Bài tiểu luận nghiên cứu đề tài khoa học: Click vào đây để tải về
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHẦN 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHẦN 4: PHÂN TÍCH CRONBACH'S ALPHA & TƯƠNG QUAN PEARSON
NOTE: XỬ LÝ KHI GẶP HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN
Nếu bài làm của chúng ta dùng hồi quy để dự báo thì đa cộng tuyến chúng ta bỏ qua. Còn nếu dùng để kiểm định thì có thể thực hiện nhiều cách, mình thường giải quyết theo 2 cách thế này, thực tế có nhiều cách nữa, các bạn google sẽ ra nhiều lắm:
1/ Đa cộng tuyến xuất phát từ số liệu khảo sát: Thay đổi số liệu, khảo sát lại....Nghe mông lung quá đúng không, nhưng cái này sẽ tốt cho một bài khảo sát mang tính chất quan trọng.
2/ Giả sử 2 biến X2 và X3 có đa cộng tuyến xảy ra. Bạn sẽ lần lượt chạy hồi quy khi bỏ từng biến . Chạy lần 1 bỏ biến X2 đi. Sau đó chạy lần 2 bỏ biến X3 đi. Rồi bạn so sánh R bình phương hiệu chỉnh của nó, thằng nào tốt hơn thì lấy.
PHẦN 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY
Mình xin dừng TUT ở đây, còn phần phân tích ANOVA nó không chỉ sơ sài như trong bài tiểu luận của mình. Trong file mình gởi các bạn, mình có trình bày 2 loại của ANOVA là mục 4.7 và 4.8 đó, đó là sơ lược chứ mình không đi sâu. Phân tích ANOVA rất hay và nhiều cái cần cho nghiên cứu khoa học lắm, nhưng bài tiểu luận cũng hết rồi, nên mình kết thúc bài viết ở đây luôn.
Mình không biết các TUT trong blog của mình về SPSS có giúp ích gì cho các bạn hay không, mình hy vọng là có chút chút, hì hì, kiến thức mình chỉ có nhiêu đó nên mình chỉ có thể làm nhiêu vậy thôi. Đó là những cố gắng, là sở thích của mình, làm một phần vì thỏa mãn cơn thích, phần khác là để lưu trữ lại khi làm báo cáo, làm luận văn thì có thể xem lại chút chút, với lại cho những bạn chưa biết gì về SPSS có thể tham khảo sơ sơ. Lời kết, mình xin chúc các bạn có một bài tiểu luận, 1 bài luận văn, 1 bài báo cáo, 1 bài nghiên cứu xuất sắc.
Cám ơn các bạn đã ủng hộ blog nói chung và bài viết này nói riêng suốt thời gian qua, mỗi ngày lên check blog thì rất là vui khi bài viết về SPSS của mình có tới 300-700 lượt xem. Một lần nữa cám ơn các bạn và chúc các bạn luôn thành công. Đừng quên quay lại blog nếu có tài liệu các bạn cần nha!